Thứ Năm, 14 tháng 12, 2023

Các loại chiến lược giá thầu trong quảng cáo Google

 Các loại chiến lược giá thầu trong quảng cáo Google

                        MỤC LỤC
8.Target Outranking Share

1.CPC(Cost-Per-Click)

CPC là chi phí mỗi lần nhấp chuột mà quảng cáo nhận được. Đây là một chỉ số áp dụng cho tất cả các loại quảng cáo, bất kể là dạng văn bản, hình ảnh hay video. Chỉ số này cũng áp dụng cho các quảng cáo xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếmquảng cáo hiển thị và các quảng cáo xuất hiện trên trang mạng xã hội. Một trong những phương pháp hay nhất về Sponsored Products cho các thương hiệu là cân nhắc CPC, vì việc tìm giá thầu chính xác cho một số từ khóa nhất định giúp xác định giá trị của các chiến dịch quảng cáo.

   *Cách tính chi phí mỗi lần nhấp chuột

CPC tương ứng với số tiền trung bình đã thanh toán cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Số lượt nhấp chuột hoặc số lượt truy cập vào quảng cáo cao có nghĩa là quảng cáo đó đang thu hút sự chú ý từ khách hàng. Các nhà quảng cáo khác nhau có thể đặt giá thầu cho vị trí quảng cáo trên các trang web và các từ khóa phổ biến, và vì vậy CPC tối ưu của mỗi thương hiệu được xác định bởi xếp hạng của quảng cáo cũng như xếp hạng của các thương hiệu và sản phẩm liên quan khác. Từ khóa có nhu cầu càng cao trong phiên đấu giá và vị trí quảng cáo càng cao thì chi phí quảng cáo càng cao.

2.CPM(Cost-Per-Thousand-Impressions)

CPM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost per 1000 impressions” có nghĩa là chi phí thanh toán cho mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên google. Trước khi khởi chạy, nhà quảng cáo sẽ đặt ra 1 giá thầu mà họ đồng ý chi trả cho mỗi 1000 lần xuất hiện của mẫu quảng cáo tại những vị trí mà khách hàng dễ dàng bắt gặp. 

CPM là gì
CPM là gì?

Khác với hình thức CPC ( nhà quảng cáo chỉ bị tính phí ứng với số lần nhấp vào quảng cáo), đối với CPM, Google sẽ cài đặt thuật toán, coi số lần hiển thị như lượt xem. Mỗi lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên màn hình của người dùng sẽ được coi là một lượt xem, 1 lần hiển thị. 

  *Ưu và nhược điểm của hình thức quảng cáo CPM

   - Ưu điểm

Hình thức CPM được nhiều nhà quảng cáo đánh giá là dễ sử dụng, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Với lợi thế về chi phí, quảng cáo CPM đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình gây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

CPM tạo ra lợi ích chung cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí quảng cáo (chủ sở hữu website, blog). Bạn càng xây dựng cho website/blog của mình được nhiều người biết đến, càng có nhiều nhà quảng cáo muốn được đặt banner trên trang web của bạn và hằng tháng nhận doanh thu thụ động từ đó. 

   - Nhược điểm

Đối với nhà quảng cáo, CPM có một số nhược điểm như sau: 

  • Đối với các website có lưu lượng truy cập thấp, số tiền nhà quảng cáo bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả cao
  • Trên các trang web có lưu lượng truy cập cao, cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất lớn nên khoản tiền bạn chi cho quảng cáo CPM cũng sẽ tăng theo mà hiệu quả lại không được đảm bảo
  • Những quảng cáo CPM hiển thị không đúng đối tượng mục tiêu của thương hiệu sẽ gây lãng phí

3. CPA (Cost-Per-Acquisition)

3.1. Chứng chỉ CPA là gì?​


CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ dùng để chỉ những kiểm toán viên có trình độ được chứng nhận trên toàn cầu. CPA được xem như là một cố vấn tài chính chuyên nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp.

3.2.Nhiệm vụ của CPA

– Tư vấn, quản lý tài chính cho các cá nhân hay doanh nghiệp.

– Quản lý đầu tư, kế hoạch kinh doanh, phân tích kinh doanh, quản lý tiền lương, sổ sách kế toán, kiểm toán, chuẩn bị thuế,…

– Hoạch định kế hoạch tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho cá nhân, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

4.ROAS (Return on Ad Spend)

    4.1.ROAS là gì?

ROAS thể hiện tỉ lệ hoàn lại tiền từ quảng cáo
ROAS thể hiện tỉ lệ hoàn lại tiền từ quảng cáo

ROAS là viết tắt của cụm từ Return On Ad Spend, hay dịch ra tiếng việt có nghĩa là tỉ lệ hoàn vốn từ quảng cáo. Đây là một trong những chỉ số gần như luôn xuất hiện trong những công cụ quảng cáo kỹ thuật số hiện nay, nơi mà doanh nghiệp trả tiền để có được khách hàng. ROAS đảm nhận nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm nghiệm và tính toán được độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo đẻ có hướng tối ưu.

4.2.Vậy công thức nào để tính được ROAS?

Công thức tính ROAS cơ bản
Công thức tính ROAS cơ bản

Công thức tính ROAS thực ra rất đơn giản. Nó được tính bằng tổng doanh thu đến từ chiến dịch quảng cáo chia cho tổng chi phí mà doanh nghiệp đã mất cho chiến dịch này. Ví dụ đơn giản là bạn bỏ ra 200.000đ để chạy quảng cáo trong 1 tuần và thu về doanh thu là 1.000.000đ. Theo công thức trên thì bạn sẽ có được ROAS là 5/1. Điều này có nghĩa là cứ với 1 đồng quảng cáo, bạn đang thu lại 5 đồng doanh thu.

4.3.Chỉ số ROAS không phải là tất cả!

Nếu nhìn theo công thức, bạn có thể thấy là ROAS càng cao thì doanh nghiệp càng có doanh thu cao hơn. Chỉ với thông số này, bạn có thể theo dõi được độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, từ đó đưa ra được các quyết định có tiếp tục hay dừng chiến dịch không? Nó cũng cho phép doanh nghiệp tham chiếu và cân nhắc những sửa đổi trong chiến dịch của mình có hợp lý hay không?

ROI thường được kết hợp với ROAS để mang lại góc nhìn trực quan nhất
ROI thường được kết hợp với ROAS để mang lại góc nhìn trực quan nhất

Tuy nhiên, bạn cũng sẽ thấy luôn ROAS là chỉ số thể hiện tỉ trọng giữa doanh thu trên chi phí quảng cáo nhưng thứ quan trọng nhất với doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Doanh thu có thể cao nhưng chi phí cũng cao theo thì lợi nhuận vẫn sẽ thấp. Do đó chỉ số ROAS không phải là tất cả để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Người ta thường kết hợp nó với chỉ số ROI để có được những nhận xét đúng đắn nhất về hoạt động của doanh nghiệp.

4.4.Những điều cần cân nhắc để tính được chỉ số ROAS chính xác

Trong ROAS, tham số chi phí cho chiến dịch quảng cáo là một tham số có sự biến động khá nhiều và bao gồm nhiều mục khác nhau. Với riêng chi phí cho các hoạt động quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số, chỉ số CPA, CPC thường biến đổi và có sự chênh lệch tùy theo thời gian. Do đó để có được chi phí quảng cáo tổng thể cho chiến dịch chính xác thì bạn cũng cần phải nắm chính xác được các thông số này.

Bên cạnh đó, một số chiến dịch còn có cả các chi phí dành cho đối tác như hoa hồng hay chi phi phí bảng biển quảng cáo. Những chi phí này là rất nhiều và cần phải được tổng hợp một cách chính xác thì mới đánh giá đúng được độ hiệu quả của chiến dịch. Tóm lại, để có một tỷ lệ ROAS chuẩn xác tham khảo, bạn cần phải tổng hợp được đầy đủ và chính xác nhất chi phí quảng cáo từ mọi nguồn chiến dịch.

4.5.Thế nào là chỉ số ROAS tốt cho doanh nghiệp

Không có một tiêu chí nào cụ thể nào để đánh giá chỉ số ROAS. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là đảm bảo lợi nhuận tốt trong khi ROAS lại chỉ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu trên chi phí quảng cáo mà thôi. Tuy nhiên, phần đa các doanh nghiệp hiện nay đều chỉ chấp nhận chỉ số ROAS từ 4/1 trở lên. Tức là 1 đồng quảng cáo cần phải sinh ra ít nhất 4 đồng doanh thu.

Có nhiều doanh nghiệp lớn cần chỉ số ROAS nằm ở mức 11/1 để có thể duy trì được lợi nhuận doanh nghiệp. Con số này có thể sẽ còn cao hơn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và thấp hơn với các doanh nghiệp kinh doanh online. Tùy theo chiến dịch mà các doanh nghiệp đang triển khai mà có cả các doanh nghiệp chỉ cần ROAS 3/1 là đã có thể phát triển tốt.


5.Enhanced CPC (eCPC)

Enhanced CPC (eCPC): Google tự động điều chỉnh giá thầu theo khả năng chuyển đổi cao hơn.

6.Maximize Clicks

Tự động tối đa hóa số lượng lượt nhấp trên ngân sách của bạn.

7.Target Search Page Location

Đặt giá thầu để quảng cáo xuất hiện ở vị trí cụ thể trên trang kết quả tìm kiếm.

8.Target Outranking Share:

- Đấu giá để quảng cáo của bạn xuất hiện trên một quảng cáo cụ thể của đối thủ. -Lựa chọn chiến lược phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu quảng cáo và ngân sách của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét