This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023

Viết hai bài viết trên blogspot, chủ đề tùy chọn (bài2)

 

Tập đoàn Alibaba của Jack Ma kết nối doanh nghiệp toàn cầu như thế nào?

Với 3 trang web chính gồm Taobao, 1688 và Alibaba.com, hệ thống sàn thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba bao trùm các nền tảng từ khách hàng tới khách hàng (C2C), doanh nghiệp tới khách hàng (B2C), doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B). Các sàn TMĐT của Alibaba ngày càng lớn mạnh theo năm tháng, giúp kết nối khách hàng cũng như các doanh nghiệp với nhau.

1.Giới thiệu tập đoàn Alibaba Jack ma

 Tập đoàn Alibaba thành lập năm 1999

Tập đoàn Alibaba thành lập năm 1999

Năm 1999, Jack ma cùng 17 người khác đã lên kế hoạch thành lập tập đoàn Alibaba. Năm 2002, công ty này bắt đầu có lợi nhuận lần đầu tiên.  

Alibaba là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, bán lẻ, điện toán đám mây, phát triển công cụ mua sắm. Không chỉ có vậy, Alibaba còn mua lại các công ty trong lĩnh vực giải trí, thể thao, truyền thông. Hiện tại, Alibaba là tập đoàn toàn cầu với 22000 nhân viên và khoảng 90 văn phòng trên toàn thế giới. Các công ty con của Alibaba bao gồm Alibaba, ra đời năm 1999. Đây là nơi kết nối , Taobao, 1688, Alipay…

Trong số các thương hiệu nổi tiếng nhất của Alibaba, là cầu nối giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau, giúp họ có thể trao đổi, mua bán hàng hóa với nhau trên hệ thống. Alibaba cung cấp cho các doanh nghiệp chức năng thanh toán điện toán điện tử, tìm kiếm mua sắm và dịch vụ điện toán đám mây. Năm 2015, Alibaba trở thành sàn TMĐT đầu tiên đạt được 6 triệu người bán. 

Một sàn TMĐT bán lẻ khác của Alibaba là Taobao cũng đã giúp tập đoàn phát triển cực mạnh, giúp tập đoàn thu lại hơn 1,1 nghìn tỷ NDT vào năm 2015 và nâng tổng thương mại hàng hóa của tập đoàn này lên hơn 3000 tỷ NDT. Nhờ vậy, Alibaba trở thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.

2.Bộ 3 giúp kết nối các doanh nghiệp toàn cầu với nhau

Nói đến sự thành công của tập đoàn Alibaba và Jack ma thì không thể không kể đến bộ 3 sàn TMĐT cực hot hiện nay là Alibaba, 1688, Taobao và Tmall. Cùng tìm hiểu về bộ 3 tạo nên sự thành công vượt bậc của Alibaba này nhé!

Alibaba - Kết nối doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc

 Alibaba - giúp kết nối các doanh nghiệp toàn cầu với nhau

Alibaba - giúp kết nối các doanh nghiệp toàn cầu với nhau

Alibaba hay Alibaba.com được thành lập cùng lúc với tập đoàn Alibaba. Có thể nói, đây là trang web mang hàng Trung Quốc bán cho toàn cầu với mô hình hoạt động B2B (kết nối các doanh nghiệp với nhau). Không chỉ có vậy, trang web còn là trang web quốc tế, có giao diện tiếng Anh nên cực kỳ được lòng người mua hàng trên thế giới.

Ngay từ đầu. Alibaba đã không hướng đến người tiêu dùng đầu cuối mà hướng đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có thể nhập hàng Trung Quốc với giá rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo. Hiện tại, Alibaba là cầu nối cho hơn 240 quốc gia trên thế giới với nhiều lĩnh vực khác nhau.

1688 - Sàn TMĐT giúp Alibaba xâm nhập thị trường nội địa

 Trang bán sỉ với mô hình hoạt động B2B trong nước

Trang bán sỉ với mô hình hoạt động B2B trong nước

1688 hay 1688.com là sàn TMĐT chuyên cung cấp sỉ các sản phẩm nội địa Trung Quốc cho người Trung Quốc. Dần, 1688 trở thành nơi trao đổi hàng hóa hàng đầu của các doanh nghiệp trong nước, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đất nước tỷ dân.

Với mô hình hoạt động B2B, 1688 kết nối các doanh nghiệp tại Trung Quốc với nhau. Các doanh nghiệp đồng thời cũng là các nhà sản xuất, cung cấp trực tiếp các sản phẩm mà mình sản xuất đến các doanh nghiệp khác mà không qua trung gian. Từ đó, các doanh nghiệp có thể thu mua hàng hóa với mức giá cực rẻ cùng với số lượng hàng tùy ý.

Có thể nói, Alibaba cực kỳ thành công khi nhắn đến đối tượng khách hàng là doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng, mặc dù Alibaba cũng có các sàn TMĐT bán lẻ nổi bật. Đây là nước đi rất thành công mà Alibaba đã và đang thực hiện.

Taobao, Tmall - Giúp Alibaba đứng đầu thị trường bán lẻ trong nước

 Taobao - sàn TMĐT bán lẻ giá bình dân hàng đầu Trung Quốc

Taobao - sàn TMĐT bán lẻ giá bình dân hàng đầu Trung Quốc

Có thể nói, Taobao và Tmall là sàn TMĐT bán lẻ cực hot của Alibaba, giúp Alibaba trở thành thị trường bán lẻ trong nước. 

Taobao được thành lập năm 2003 với mô hình kinh doanh là C2C, kết nối các khách hàng với nhau. Với sự hỗ trợ của Alibaba và 1688, Taobao dần trở thành trang TMĐT hàng đầu Trung Quốc với hàng triệu các sản phẩm với nhiều mẫu mã khác nhau.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 50% dòng bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc thông qua Taobao. Tuy vậy, Taobao cũng không thể kiểm soát được số lượng hàng giả, hàng kém chất lượng và trang TMĐT này được nhận định là nền tảng trực tuyến lớn nhất về giao dịch hàng giả trên thế giới. 

Nhờ sự thành công của Taobao mà Taobao Mall (Tmall) ra đời với mô hình kinh doanh B2C. Dần dần, Tmall tách ra khỏi Taobao và trở thành một sàn TMĐT độc lập. Không giống như các trang TMĐT khác, Tmall chuyên cung cấp các sản phẩm cao cấp đến từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới và Trung Quốc. 

Bên cạnh 3 sàn TMĐT trên, Alibaba cho ra đồ các công cụ mới như web so sánh, trang mua hàng theo nhóm, bán lẻ trực tiếp… Có thể nói, chiến lược kinh doanh của Alibaba được thể hiện rõ ràng, với việc kết nối các doanh nghiệp với nhau trước tiên, sau đó đến kết nối các khách hàng với nhau, cuối cùng là kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Chính điều này đã tạo nên sự bền vững và phát triển cực mạnh của tập đoàn Alibaba.

Trên đây là lý giải tập đoàn Alibaba đã kết nối các doanh nghiệp toàn cầu lại với nhau như thế nào. Mọi thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ số hotline của Thương Đô để được các nhân viên tư vấn giải đáp.

Viết hai bài viết trên blogspot, chủ đề tùy chọn (bài1)

 

Thương hiệu Apple của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?

Apple - ông hoàng về thiết bị công nghệ và điện thoại không còn là thương hiệu xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết cụ thể về nguồn gốc của thương hiệu. Đồng thời, nhiều người băn khoăn liệu sản phẩm của Apple có xứng đáng với giá trị thương hiệu của nó hay không. Hãy xem bài viết dưới đây để có những nhận định phù hợp nhé!

1. Thương hiệu Apple của nước nào?

Apple là một tập đoàn về công nghệ máy tính của Mỹ đặt trụ sở chính tại Cupertino, California. Công ty chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến.

Apple là công ty công nghệ lớn nhất tính theo doanh thu (tổng cộng 365,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021). Song song cùng với Amazon, Google, Microsoft và Meta, Apple được xem là một trong năm công ty công nghệ lớn nhất Hoa Kỳ.

Trụ sở chính của Apple tại Cupertino, California, Mỹ

2. Lịch sử của công ty Apple

Dưới đây là một số cột mốc trong sự nghiệp phát triển của thương hiệu Apple:

2.1.Giai đoạn 1976–1984: Thành lập công ty

Apple ra đời vào ngày 1 tháng 4 năm 1976, bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Sản phẩm đầu tiên của công ty là Apple I, máy tính được thiết kế và chế tạo hoàn toàn bằng tay bởi Wozniak.

Sản phẩm thứ hai là Apple II (1977), với cải tiến lớp vỏ nhựa và đồ họa màu, đã giúp công ty thành công, thu về hơn 100 triệu đô la vào năm 1980. Đây cũng là năm công ty lần đầu tiên chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Apple I ra đời lần đầu tiên năm 1976

Apple I ra đời lần đầu tiên năm 1976

2.2.Giai đoạn 1984–1997: Thành công với Macintosh. Suy thoái và tái cấu trúc

Năm 1984, Apple ra mắt Macintosh - tiền thân của tên “Mac” hiện nay, máy tính cá nhân đầu tiên được bán không có ngôn ngữ lập trình, ứng dụng giao diện người dùng với chuột và màn hình máy tính.

Doanh số bán hàng của Macintosh ban đầu khá tốt, nhưng bắt đầu sụt giảm đáng kể sau ba tháng đầu tiên do giá cao, tốc độ chậm và phạm vi phần mềm có sẵn hạn chế. Đó cũng là lý do cho sự tranh cãi của Steve Jobs và CEO John Sculley, khiến Jobs rời công ty vào năm 1985.

Nhưng về sau, Mac đã tìm được vị trí thích hợp trên thị trường xuất bản máy tính để bàn. Apple gọi lại Jobs vào năm 1997.

Máy tính Macintosh huyền thoại những năm 80s

Máy tính Macintosh huyền thoại những năm 80s

2.3.Giai đoạn 1997–2007: Có lãi trở lại

Jobs đã vực dậy công ty trở lại bằng cách giới thiệu các sản phẩm sáng tạo hơn, chẳng hạn như iMac., sau đó là iTunes, phần mềm chơi nhạc đã được chuyển đổi sang định dạng MP3 và máy nghe nhạc MP3 di động iPod (2001).

Dấu mốc quan trọng khác trong giai đoạn này là Apple bắt đầu hợp tác với Intel vào năm 2006.[119] MacBook Pro và iMac mới trở thành máy tính Apple đầu tiên sử dụng CPU Core Duo của Intel.

Chân dung Steve Jobs - người điều hành huyền thoại của Apple

Chân dung Steve Jobs - người điều hành huyền thoại của Apple

2.4.Giai đoạn 2007- 2010: Thành công với thiết bị di động

Apple giới thiệu iPhone, một điện thoại thông minh màn hình cảm ứng (2007) bắt đầu được ra đời, đánh dấu sự chuyển đổi “Apple không chỉ bán cung cấp máy tính mà chuyển sang cung cấp điện tử tiêu dùng”.

Tháng 7/2008, Apple ra mắt App Store để bán các ứng dụng của bên thứ ba cho iPhone và iPod Touch. Ngoài ra, Apple còn cho ra đời máy tính bảng iPad, mở một thị trường điện tử mới năm 2010. Tháng 6/2010, Apple phát hành iPhone 4, giới thiệu tính năng gọi video, đa nhiệm và một thiết kế thép không gỉ không cách nhiệt mới hoạt động như ăng-ten của điện thoại.

2010 - Năm đầu tiên Apple giới thiệu dòng điện thoại iPhone

2010 - Năm đầu tiên Apple giới thiệu dòng điện thoại iPhone

2.5.Giai đoạn 2011-nay: Hậu duệ của Jobs - Tim Cook

Sau năm 2011, Apple đã cho ra mắt hàng loạt các sản phẩm và tính năng mới, có thể kể đến như: camera cải tiến, trợ lý phần mềm thông minh Siri và dữ liệu đám mây với iCloud, thế hệ iPad và iPad Mini, MacBook Pro 13.

Năm 2015, Apple phát hành Apple Watch, với chức năng theo dõi nhịp tim, hiển thị thông báo và hoạt động với nhiều loại dây đeo đồng hồ tương thích khác. Apple cũng đã phát hành AirPods vào năm 2016.

Giai đoạn này, Apple tiếp tục cải tiến các sản phẩm của mình ngày một nhiều tính năng, đáp ứng đa nhu cầu cho khách hàng.

Đặc biệt, vừa qua Apple cho ra mắt sản phẩm điện thoại mới iPhone 14 vào ngày 7/9 (0h ngày 8/9 giờ Hà Nội) và nâng cấp hệ điều hành iOS 16 vào rạng sáng 12/7.

Chân dung CEO hiện tại của Apple: Tim Cook

3. Các sản phẩm tiêu biểu của thương hiệu Apple

  iPhone

Kể từ lần ra mắt dòng điện thoại lần đầu tiên vào ngày 29/6/2007 đến nay, mỗi năm Apple lại update sản phẩm các thế hệ iPhone mới với nhiều nâng cấp về thiết kế và cấu hình. iPhone 14 series là dòng sản phẩm mới nhất, không còn giữ màn hình tai thỏ như các dòng iPhone X, iPhone 11iPhone 12iPhone 13. mà được thay thế bằng hình dáng “viên thuốc” xuất hiện trên iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.

iPhone 14, sản phẩm mới vừa ra mắt của Apple vào tháng 9 vừa qua

iPhone 14, sản phẩm mới vừa ra mắt của Apple vào tháng 9 vừa qua

 iPad

iPad là một loại máy tính bảng, sử dụng hệ điều hành iOS. Ra đời dựa trên sự dung hòa tính năng của laptop và điện thoại cá nhân. Ngoài ra, iPad với màn hình lớn kèm với bút vẽ Apple Pencil thông minh, tạo điều kiện tốt hơn cho người dùng học tập và làm việc, đặc biệt là các ngành sáng tạo như: thiết kế đồ họa, nhà sáng tạo nội dung, chỉnh sửa cắt ghép video, marketing,...

iPad Mini với thiết kế mỏng nhẹ, sang trọng

iPad Mini với thiết kế mỏng nhẹ, sang trọng

   MacBook

MacBook là sản phẩm đầu tiên ra đời của Apple với tên gọi ban đầu là Macintosh. Hiện tại, MacBook có các dòng chính như: MacBook Air và Macbook Pro.

MacBook Air là dòng sản phẩm thuộc phân khúc laptop giá cao hơn, pin sử dụng được lâu, cấu hình vừa đủ cho tác vụ làm việc và học tập cơ bản, thiết kế sang trọng.

MacBook Pro nhắm đến đối tượng chuyên biệt hơn, đặc biệt đến người dùng trong ngành sáng tạo như thiết kế đồ họa, làm phim, chỉnh sửa hình ảnh,...

Macbook Air 2020 chính thức có mặt với màu hồng nhẹ

Macbook Air 2020 chính thức có mặt với màu hồng nhẹ

Tai nghe, Airpod

Tai nghe AirPods là sản phẩm của Apple, sử dụng công nghệ kết nối không dây thông qua vi xử lý W1. AirPods sử dụng với mọi thiết bị thông qua sự hỗ trợ của Bluetooth 4.0 trở lên, bao gồm cả thiết bị Android, thiết kế của sản phẩm tinh tế, sang trọng, thiết lập và cài đặt đơn giản và chất lượng âm thanh cực kì tốt.

Một số tính năng chỉ có ở Airpod như: Có thể sử dụng một tai nghe trong các trường hợp khẩn cấp, kết nối trợ lý ảo Siri, tìm AirPods bị mất,...

Tai nghe AirPod 2 vẫn luôn giữ thiết kế đơn giản, sang trọng và nhỏ gọn

Tai nghe AirPod 2 vẫn luôn giữ thiết kế đơn giản, sang trọng và nhỏ gọn

4. Các sản phẩm thương hiệu Apple có tốt không, nên mua không?

Là một trong những thương hiệu công nghệ tiên phong hàng đầu thế giới, Apple luôn dẫn đầu trong sáng tạo, đổi mới tính năng và công nghệ sản phẩm.

Sở hữu những đặc điểm nổi bật từ thiết kế sang trọng, tao nhã đến áp dụng các công nghệ hiện đại, tân tiến và quan trọng là giá cả hợp lý. Việc đầu tư cho một sản phẩm Apple là một sự lựa chọn đúng đắn, đặc biệt sẽ càng tiện lợi cho khách hàng hơn nếu lựa chọn mua sản phẩm đồng bộ với nhau.

Apple là thương hiệu tiên phong, đáng tin cậy

Apple là thương hiệu tiên phong, đáng tin cậy

5. Mua những sản phẩm thương hiệu Apple ở đâu?

Nếu bạn đang tìm mua các sản phẩm Apple, bạn có thể tìm thông tin ngay tại Thế Giới Di Động. Sản phẩm được đảm bảo uy tín, chính hãng và đặc biệt nhiều chương trình ưu đãi siêu hấp dẫn diễn ra.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2023

Các loại chiến lược giá thầu trong quảng cáo Google

 Các loại chiến lược giá thầu trong quảng cáo Google

                        MỤC LỤC
8.Target Outranking Share

1.CPC(Cost-Per-Click)

CPC là chi phí mỗi lần nhấp chuột mà quảng cáo nhận được. Đây là một chỉ số áp dụng cho tất cả các loại quảng cáo, bất kể là dạng văn bản, hình ảnh hay video. Chỉ số này cũng áp dụng cho các quảng cáo xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếmquảng cáo hiển thị và các quảng cáo xuất hiện trên trang mạng xã hội. Một trong những phương pháp hay nhất về Sponsored Products cho các thương hiệu là cân nhắc CPC, vì việc tìm giá thầu chính xác cho một số từ khóa nhất định giúp xác định giá trị của các chiến dịch quảng cáo.

   *Cách tính chi phí mỗi lần nhấp chuột

CPC tương ứng với số tiền trung bình đã thanh toán cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Số lượt nhấp chuột hoặc số lượt truy cập vào quảng cáo cao có nghĩa là quảng cáo đó đang thu hút sự chú ý từ khách hàng. Các nhà quảng cáo khác nhau có thể đặt giá thầu cho vị trí quảng cáo trên các trang web và các từ khóa phổ biến, và vì vậy CPC tối ưu của mỗi thương hiệu được xác định bởi xếp hạng của quảng cáo cũng như xếp hạng của các thương hiệu và sản phẩm liên quan khác. Từ khóa có nhu cầu càng cao trong phiên đấu giá và vị trí quảng cáo càng cao thì chi phí quảng cáo càng cao.

2.CPM(Cost-Per-Thousand-Impressions)

CPM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost per 1000 impressions” có nghĩa là chi phí thanh toán cho mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị trên google. Trước khi khởi chạy, nhà quảng cáo sẽ đặt ra 1 giá thầu mà họ đồng ý chi trả cho mỗi 1000 lần xuất hiện của mẫu quảng cáo tại những vị trí mà khách hàng dễ dàng bắt gặp. 

CPM là gì
CPM là gì?

Khác với hình thức CPC ( nhà quảng cáo chỉ bị tính phí ứng với số lần nhấp vào quảng cáo), đối với CPM, Google sẽ cài đặt thuật toán, coi số lần hiển thị như lượt xem. Mỗi lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên màn hình của người dùng sẽ được coi là một lượt xem, 1 lần hiển thị. 

  *Ưu và nhược điểm của hình thức quảng cáo CPM

   - Ưu điểm

Hình thức CPM được nhiều nhà quảng cáo đánh giá là dễ sử dụng, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Với lợi thế về chi phí, quảng cáo CPM đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình gây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

CPM tạo ra lợi ích chung cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí quảng cáo (chủ sở hữu website, blog). Bạn càng xây dựng cho website/blog của mình được nhiều người biết đến, càng có nhiều nhà quảng cáo muốn được đặt banner trên trang web của bạn và hằng tháng nhận doanh thu thụ động từ đó. 

   - Nhược điểm

Đối với nhà quảng cáo, CPM có một số nhược điểm như sau: 

  • Đối với các website có lưu lượng truy cập thấp, số tiền nhà quảng cáo bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả cao
  • Trên các trang web có lưu lượng truy cập cao, cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất lớn nên khoản tiền bạn chi cho quảng cáo CPM cũng sẽ tăng theo mà hiệu quả lại không được đảm bảo
  • Những quảng cáo CPM hiển thị không đúng đối tượng mục tiêu của thương hiệu sẽ gây lãng phí

3. CPA (Cost-Per-Acquisition)

3.1. Chứng chỉ CPA là gì?​


CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ dùng để chỉ những kiểm toán viên có trình độ được chứng nhận trên toàn cầu. CPA được xem như là một cố vấn tài chính chuyên nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp.

3.2.Nhiệm vụ của CPA

– Tư vấn, quản lý tài chính cho các cá nhân hay doanh nghiệp.

– Quản lý đầu tư, kế hoạch kinh doanh, phân tích kinh doanh, quản lý tiền lương, sổ sách kế toán, kiểm toán, chuẩn bị thuế,…

– Hoạch định kế hoạch tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho cá nhân, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

4.ROAS (Return on Ad Spend)

    4.1.ROAS là gì?

ROAS thể hiện tỉ lệ hoàn lại tiền từ quảng cáo
ROAS thể hiện tỉ lệ hoàn lại tiền từ quảng cáo

ROAS là viết tắt của cụm từ Return On Ad Spend, hay dịch ra tiếng việt có nghĩa là tỉ lệ hoàn vốn từ quảng cáo. Đây là một trong những chỉ số gần như luôn xuất hiện trong những công cụ quảng cáo kỹ thuật số hiện nay, nơi mà doanh nghiệp trả tiền để có được khách hàng. ROAS đảm nhận nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm nghiệm và tính toán được độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo đẻ có hướng tối ưu.

4.2.Vậy công thức nào để tính được ROAS?

Công thức tính ROAS cơ bản
Công thức tính ROAS cơ bản

Công thức tính ROAS thực ra rất đơn giản. Nó được tính bằng tổng doanh thu đến từ chiến dịch quảng cáo chia cho tổng chi phí mà doanh nghiệp đã mất cho chiến dịch này. Ví dụ đơn giản là bạn bỏ ra 200.000đ để chạy quảng cáo trong 1 tuần và thu về doanh thu là 1.000.000đ. Theo công thức trên thì bạn sẽ có được ROAS là 5/1. Điều này có nghĩa là cứ với 1 đồng quảng cáo, bạn đang thu lại 5 đồng doanh thu.

4.3.Chỉ số ROAS không phải là tất cả!

Nếu nhìn theo công thức, bạn có thể thấy là ROAS càng cao thì doanh nghiệp càng có doanh thu cao hơn. Chỉ với thông số này, bạn có thể theo dõi được độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, từ đó đưa ra được các quyết định có tiếp tục hay dừng chiến dịch không? Nó cũng cho phép doanh nghiệp tham chiếu và cân nhắc những sửa đổi trong chiến dịch của mình có hợp lý hay không?

ROI thường được kết hợp với ROAS để mang lại góc nhìn trực quan nhất
ROI thường được kết hợp với ROAS để mang lại góc nhìn trực quan nhất

Tuy nhiên, bạn cũng sẽ thấy luôn ROAS là chỉ số thể hiện tỉ trọng giữa doanh thu trên chi phí quảng cáo nhưng thứ quan trọng nhất với doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Doanh thu có thể cao nhưng chi phí cũng cao theo thì lợi nhuận vẫn sẽ thấp. Do đó chỉ số ROAS không phải là tất cả để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Người ta thường kết hợp nó với chỉ số ROI để có được những nhận xét đúng đắn nhất về hoạt động của doanh nghiệp.

4.4.Những điều cần cân nhắc để tính được chỉ số ROAS chính xác

Trong ROAS, tham số chi phí cho chiến dịch quảng cáo là một tham số có sự biến động khá nhiều và bao gồm nhiều mục khác nhau. Với riêng chi phí cho các hoạt động quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số, chỉ số CPA, CPC thường biến đổi và có sự chênh lệch tùy theo thời gian. Do đó để có được chi phí quảng cáo tổng thể cho chiến dịch chính xác thì bạn cũng cần phải nắm chính xác được các thông số này.

Bên cạnh đó, một số chiến dịch còn có cả các chi phí dành cho đối tác như hoa hồng hay chi phi phí bảng biển quảng cáo. Những chi phí này là rất nhiều và cần phải được tổng hợp một cách chính xác thì mới đánh giá đúng được độ hiệu quả của chiến dịch. Tóm lại, để có một tỷ lệ ROAS chuẩn xác tham khảo, bạn cần phải tổng hợp được đầy đủ và chính xác nhất chi phí quảng cáo từ mọi nguồn chiến dịch.

4.5.Thế nào là chỉ số ROAS tốt cho doanh nghiệp

Không có một tiêu chí nào cụ thể nào để đánh giá chỉ số ROAS. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là đảm bảo lợi nhuận tốt trong khi ROAS lại chỉ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu trên chi phí quảng cáo mà thôi. Tuy nhiên, phần đa các doanh nghiệp hiện nay đều chỉ chấp nhận chỉ số ROAS từ 4/1 trở lên. Tức là 1 đồng quảng cáo cần phải sinh ra ít nhất 4 đồng doanh thu.

Có nhiều doanh nghiệp lớn cần chỉ số ROAS nằm ở mức 11/1 để có thể duy trì được lợi nhuận doanh nghiệp. Con số này có thể sẽ còn cao hơn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và thấp hơn với các doanh nghiệp kinh doanh online. Tùy theo chiến dịch mà các doanh nghiệp đang triển khai mà có cả các doanh nghiệp chỉ cần ROAS 3/1 là đã có thể phát triển tốt.


5.Enhanced CPC (eCPC)

Enhanced CPC (eCPC): Google tự động điều chỉnh giá thầu theo khả năng chuyển đổi cao hơn.

6.Maximize Clicks

Tự động tối đa hóa số lượng lượt nhấp trên ngân sách của bạn.

7.Target Search Page Location

Đặt giá thầu để quảng cáo xuất hiện ở vị trí cụ thể trên trang kết quả tìm kiếm.

8.Target Outranking Share:

- Đấu giá để quảng cáo của bạn xuất hiện trên một quảng cáo cụ thể của đối thủ. -Lựa chọn chiến lược phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu quảng cáo và ngân sách của bạn.

Các bước tạo một chiến dịch quảng cáo

  Các bước tạo một chiến dịch quảng cáo




Hiện nay, công việc Marketing Digital đã trở thành kênh quảng cáo phổ biến chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều lên kế hoạch sử dụng kênh Marketing Online bởi nhận thấy được những hiệu quả vượt trội mà kênh quảng cáo này mang lại. Hơn nữa trong một bối cảnh ngày càng nhiều thông tin và quảng cáo tranh dành sự chú ý rất hạn chế của mỗi Khách Hàng của chúng ta, để xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả là một công việc Không Hề Dễ và cần phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng với một sự đầu tư hợp lý về thời gian, con người và tiền bạc.

⛔ Nhưng phải bắt đầu từ đâu ???
⛔ Làm thế nào để xây dựng một chiến lược Online Marketing tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp ???


                                                      MỤC LỤC
Bước 3: Xây dựng chiến lược quảng cáo

Để xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả cho một thương hiệu, việc đầu tiên cần phải thực hiện là xác định được mục tiêu của quảng cáo mà chúng ta sẽ triển khai. Một quảng cáo có thể được thực hiện với những chủ đích khác nhau như để tăng doanh số bán hàng, để tạo uy tín cho thương hiệu, để tạo chú ý cho thương hiệu luôn có mặt hoặc để nhắc nhở thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Cá nhân mình đã được học hỏi từ rất nhiều các anh/ chị đi trước trong ngành Marketing Digital về kinh nghiệm làm và xây dựng một Chiến Dịch Quảng Cáo hiệu quả, đồng thời cũng là chút kinh nghiệm nho nho sau quá trình học tập và làm việc ở một số đơn vị làm Truyền Thông thì mình nhận thấy việc xây dựng chiến dịch quảng cáo sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau :

Bước 1: Điều Đầu Tiên Là Chúng Ta Phải Xác Định Được Mục Tiêu Của Chiến Dịch Quảng Cáo

Như các bạn đa biết trong Marketing thì mỗi chiến dịch quảng cáo đều có mục tiêu cụ thể khác nhau. Xét về mặt tổng quát mà nói thì mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ có 1 trong 4 loại mục tiêu sau:

+ Mục tiêu thông tin: Truyền bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện… đến với đối tượng, khách hàng mục tiêu. Mục tiêu thông tin được sử dụng nhiều trong các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới.

+ Mục tiêu thuyết phục: Thuyết phục, lôi kéo đối tượng, khách hàng mục tiêu mua sản phẩm, dịch vụ, hoặc chỉ đơn giản là suy nghĩ theo quan điểm của nội dung quảng cáo.

+ Mục tiêu gợi nhớ: Cài vào bộ nhớ của đối tượng, khách hàng mục tiêu một nội dung nhất định. Nội dung ấy có thể là tên doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, tên con người, địa danh…

+ Mục tiêu so sánh và tấn công sản phẩm đối thủ cạnh tranh: So sánh lợi ích, công dụng sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Xây Dựng Ngân Sách Cho Chiến Dịch Quảng Cáo

Ngân sách chiến dịch quảng cáo gồm 2 phần:

+ Chi phí thực hiện quảng cáo và lượng doanh thu nhờ vào quảng cáo.

+ Chi phí thực hiện quảng cáo thường bao gồm: Chi phí thuê các Agency làm quảng cáo, chi phí phương tiện truyền thông, chi phí thuê diễn viên, chi phí đạo cụ, máy móc… Doanh nghiệp cần phải ước tính được lượng doanh thu nhờ vào quảng cáo (cả trong dài hạn, lẫn ngắn hạn) để biết được có nên tiếp tục thực hiện chiến dịch quảng cáo, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Một số yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách chiến dịch quảng cáo:

+ Giai đoạn hiện tại của chu kỳ sống của sản phẩm: Ví dụ như 1 sản phẩm đang trong giai đoạn triển khai cần phải có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, nghĩa là doanh nghiệp cần phải bỏ ra chi phí lớn cho chiến dịch quảng cáo.

+ Thị phần: Trong hầu hết các trường hợp, thị phần tỉ lệ thuận với chi phí quảng cáo và lợi nhuận thu về, nghĩa là thị phần càng lớn thì chi phí bỏ ra cho quảng cáo càng lớn cũng như là lợi nhuận thu về càng cao.

Bước 3: Xây Dựng Chiến Lược Quảng Cáo

Việc xây dựng chiến lược quảng cáo bao gồm công việc thiết kế thông điệp quảng cáo và lựa chọn phương tiện truyền thông.

+ Thiết kế thông điệp quảng cáo
Thông điệp quảng cáo là yếu tố cốt lõi của chiến dịch quảng cáo. Một chiến dịch quảng cáo cho dù được đầu tư với quy mô rầm rộ bao nhiêu mà thông điệp quảng cáo sơ sài, khó hiểu, gây hiểu nhầm, không phù hợp với văn hóa, tôn giáo, luật pháp đều sẽ trở nên thất bại.

Nội dung thông điệp quảng cáo phần lớn dựa trên mục đích quảng cáo. Nếu quảng cáo nhằm mục đích thông tin, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào nhãn hiệu, hình dáng, công dụng sản phẩm cũng như là cách thức mua sản phẩm. Trong trường hợp quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào lợi ích sản phẩm. Giả sử quảng cáo nhằm vào mục tiêu gợi nhớ, nội dung thông điệp thường chỉ đơn giản là làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm. Đối với quảng cáo với mục tiêu so sánh, nội dung thông điệp sẽ tập trung vào việc phân tích lợi ích sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm đối thủ. Một thông điệp quảng cáo hay sẽ bao gồm các yếu tố: ngắn gọn, dễ nhớ, xúc tích, ý nghĩa.

⛔ Lưu ý: Thông điệp quảng cáo luôn phải:
Phù hợp với luật pháp tại quốc gia quảng bá
Phù hợp với văn hóa tại quốc gia quảng bá
Phù hợp với tôn giáo tại quốc gia quảng bá
Tuyệt đối không được sử dụng hình ảnh, logo, nhãn hiệu đã đăng ký của doanh nghiệp khác.

+ Lựa chọn phương tiện truyền thông:
Việc lựa chọn phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một chiếc dịch quảng cáo, bao gồm: lựa chọn loại phương tiện truyền thông; độ bao phủ, độ thường xuyên của quảng cáo trên phương tiện truyền thông; thời gian xuất hiện quảng cáo trên phương tiện truyền thông.



  • Lựa chọn loại phương tiện truyền thông: Có rất nhiều loại phương tiện truyền thông (tham khảo phía dưới), tuy nhiên, việc lựa chọn loại nào sẽ dựa trên hành vi khách hàng mục tiêu. Dĩ nhiên, doanh nghiệp có thể chọn hết tất cả loại hình phương tiện truyền thông nhưng sẽ rất tốn kém và dẫn đến thua lỗ. Vì vậy tùy vào Sản Phẩm & Dịch Vụ, phân khúc đối tượng người dùng và khách hàng tiềm năng mà bạn muốn làm Truyền Thông Quảng Cáo đến họ. Ví dụ nếu khách hàng là những bà nội trợ thì nên chọn TV, nếu khách hàng là các bạn trẻ sinh viên hay dân văn phòng thì nên chọn Internet như Banner Quảng Cáo, Báo Điện Tử, Forum, SEO, Facebook Fanpage, Google Adword…
  • Lựa chọn độ bao phủ, độ thường xuyên của quảng cáo trên phương tiện truyền thông: Phụ thuộc vào mức độ rầm rộ trong phần xác định mục tiêu quảng cáo
  • Lựa chọn thời gian xuất hiện quảng cáo trên phương tiện truyền thông: Căn cứ vào hành vi của khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu xem Các Kênh Truyền Thông mà bạn áp dụng vào những khung giờ nào, lướt web vào thời điểm nào,… Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo nếu việc lựa chọn phương tiện truyền thông được tối ưu hóa.

Bước 4: Kiểm Tra Đo Lường & Đánh Giá Trong Quá Trình Chạy Và Sau Chiến Dịch

Doanh nghiệp cần phải theo dõi quá trình chạy chiến dịch quảng cáo để có thể có hành động kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố như trục trặc kỹ thuật, sai thời điểm, thời lượng quảng cáo, khách hàng phản ánh và khiếu nại về quảng cáo…


 

Việc đánh giá mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo dựa trên các tiêu chí:
+ Phản ứng khách hàng: Ủng hộ, tò mò, kích thích, phản đối, thờ ơ, ức chế…
+ Doanh thu sản phẩm: tăng nhẹ, tăng đột biến, không tăng không giảm, giảm nhẹ, giảm mạnh.
Về mặt lý thuyết, một chiến dịch quảng cáo thành công phải được sự ủng hộ của khách hàng mục tiêu cũng như cải thiện doanh số sản phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó để đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch quảng cáo nếu không phải là người trong cuộc bởi tiêu chí đánh giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách như thời gian, mục đích quảng cáo…